Bệnh gout còn được gọi là thống phong, là dạng viêm khớp khiến cho các khớp ở ngón tay chân, đầu gối sưng đỏ, đau dữ dội và có thể còn ảnh hưởng nặng nề tới khả năng đi lại. Bởi vậy, điều trị bệnh gout luôn là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh.
Bệnh gout trước đây vẫn được xem là “căn bệnh của nhà giàu”, tuy nhiên, hiện nay, theo thống kê, có tới 35% dân số trên thế giới bị mắc, trong 100 người trưởng thành thì có từ 2 tới 5 người mắc.
Tỷ lệ mắc gout đang ngày càng gia tăng
Bệnh cũng không chỉ xuất hiện phổ biến ở nam giới mà nữ giới cũng có tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao, nhất là với những người đã mãn kinh. Không chỉ ngày càng phổ biến mà hiện nay, bệnh còn có xu hướng trẻ hóa.
Việc điều trị bệnh gout cần căn cứ vào nguyên nhân. Theo đó, bệnh có liên quan tới chỉ số acid uric trong máu. Ở điều kiện sức khỏe bình thường, chỉ số này dao động từ 210 tới 420 mmol/L đối với nam giới và 150 – 350 mmol/L ở nữ giới.
Trong trường hợp chất này được sản sinh ra quá nhiều hoặc thận không đào thải được hết sẽ dẫn tới nguy cơ bệnh gout.
Đại đa số các trường hợp mắc gout đều có nguyên nhân liên quan tới yếu tố di truyền hoặc do cơ địa.
Trong thực phẩm có chứa một chất tên là purine với hàm lượng không giống nhau. Các loại cá, thịt, hải sản,... chứa nhiều chất này hơn cả. Khi chúng ta ăn, cơ thể chuyển hóa purin thành acid uric, đồng nghĩa với việc bạn càng ăn nhiều thực phẩm chứa purine, acid uric càng sản sinh nhiều, dẫn tới nguy cơ dư thừa.
Hải sản, nội tạng động vật,... có thể khiến acid uric tăng cao
Do di truyền hoặc cơ địa, trong quá trình chuyển hóa purine, cơ thể một số người sẽ xảy ra hiện tượng tăng acid uric quá mức. Nhóm nam giới độ tuổi trên 40 với thói quen ăn uống thiếu lành mạnh là đối tượng rất dễ mắc bệnh.
Một nguyên nhân khác nữa cũng có thể dẫn tới bệnh, đó là một số người mắc phải các bệnh lý liên quan tới máu, chẳng hạn đau tủy xương, sarcome hạch, hodgkin, đa hồng cầu,... hoặc sử dụng thuốc để điều trị các bệnh lý ác tính trong thời gian dài cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh.
Theo đó, các đối tượng sau dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn cả, đó là:
Trong giai đoạn mới mắc bệnh, có thể qua thăm khám, xét nghiệm người bệnh được phát hiện nồng độ acid uric trong máu tăng lên, song triệu chứng chưa xuất hiện.
Các cơn đau gout thường đột ngột, từ âm ỉ tới dữ dội với các triệu chứng phổ biến:
Khớp sưng, đau nhức có thể khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái
Bệnh có thể dẫn tới những biến chứng cho người mắc như:
Thuốc điều trị bệnh gout có thể dùng để khắc phục các cơn đau cấp tính, giảm nguy cơ biến chứng và hạn chế, ngăn ngừa các đợt tấn công của bệnh sau này.
Cùng với đó, người bệnh cần tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh để cải thiện bệnh, không nên ăn nội tạng động vật, hải sản,... không uống rượu bia, không hút thuốc.
Ăn uống lành mạnh cũng là cách tăng cường sức khỏe
Nếu đang trong tình trạng thừa cân, béo phì, bạn nên giảm cân và uống đủ nước mỗi ngày để đào thải dịch dư thừa. Đồng thời, nên tham gia các hoạt động thể dục thể thao, tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress.
Một điều rất quan trọng cần thực hiện nữa là người bệnh cần tuân thủ lịch khám của bác sĩ để kiểm soát chỉ số acid uric.
Có thể nói do là bệnh lý mạn tính nên người bệnh phải sống chung với gout. Tuy nhiên, nếu kiểm soát được nồng độ acid uric trong máu, người bệnh có thể có được một cuộc sống bình thường.